Lễ cưới chỉ có một ngày, nhưng ảnh hưởng tới cả đời người. Việc chuẩn bị của bạn cũng phải kéo dài hàng tháng. Chúng tôi sẽ cho bạn một số lời khuyên để có một lễ cưới hoàn hảo. Hãy cùng người ấy lên kế hoach chi tiết:
1. Cùng đưa ra danh sách khách mời
Một buổi tiệc sẽ như thế nào nếu không có khách? Bạn luôn nhớ rằng rất nhiều người khách của bạn có vợ (chồng) hoặc người đặc biệt bên cạnh họ và bạn phải tính là hai người. Và tất nhiên mời càng nhiều khách thì chi phí đám cưới của bạn càng cao, vì thế bạn nên cân nhắc cho kỹ khi lập danh sách khách mời.
Lời khuyên cho kế hoạch thông minh là bạn nên chia ra hai cấp danh sách khách mời:
Danh sách A là cần thiết phải mời
Danh sách B là muốn mời thêm
Trước tiên bạn mời danh sách A trước, bạn nhớ nên làm sớm chuyện này. Sau đó nếu danh sách A có người không thể đi được thì bạn mời danh sách B, như vậy họ sẽ không cảm thấy là mình bị lãng quên.
2. Ngân sách của bạn:
Sự thật là tất cả các đám cưới đều rất tốn kém, và để xác định được chi phí thực sự của một đám cưới là rất khó. Để tránh lãng phí bạn nên tính toán một cách nghiêm túc! Trước khi tính toán chi tiết, bạn phải vạch ra được thứ tự ưu tiên của công việc chuẩn bị cho đám cưới. Khi bạn xác định được những thứ tự ưu tiên thì bạn sẽ dễ dàng tính chi phí hơn cho đám cưới của mình.
3. Quyển sổ lập kế hoạch:
Trong quyển sổ lập kế hoạch, bạn cần:
- Sơ lược những thông tin mà bạn thu thập được (địa chỉ các dịch vụ, giá tham khảo...)
- Danh sách khách mời
- Chọn người có thể làm phụ dâu, phụ rể , những người tiếp khách,...
- Các cách làm đẹp trước ngày cưới và trong ngày cưới (áo cưới cô dâu, trang phục chú rể, trang điểm,...)
- Các lễ nghi trong đám cưới
- Thực đơn trong tiệc cưới
- Hoa và phong cách trang trí trong ngày cưới
- Quà tặng
- Nhạc
- Các vấn đề có liên quan đến quay phim và chụp hình
- Phương tiện đi lại trong ngày cưới (thuê mướn ở đâu, chi phí là bao nhiêu?)
- Đưa ra những điều cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên
- Ước lượng trước những khoản tiền phải trả cho từng kế hoạch để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của mình.
4. Chọn ngày:
Quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới và nên chọn hai ngày khác nhau - điều đó rất quan trọng, nếu một ngày bạn chọn không sẵn sàng cho những dự định của mình thì bạn đành phải phải chọn ngày còn lại. Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem ngày được chọn đó có trùng vô ngày nghỉ lễ hoặc ngày đại hội lớn nào không, những ngày đó sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giao thông hoặc là bạn phải trả chi phí nhiều hơn cho nhà hàng và dịch vụ.
5. Địa điểm cưới:
Bạn nên chọn địa điểm cưới sao cho mọi người dễ tìm, nếu có thể bạn nên in rõ bản đồ đường tới địa điểm tổ chức cưới của bạn kèm theo thiệp mời.
6. Chọn tiệc cưới:
Nhờ bạn bè thân hoặc gia đình bạn là người chỉ dẫn chỗ cho khách mời trong tiệc cưới. Để bớt lo lắng, bạn nên giao nhiệm vụ cho từng người thân hoặc bạn bè những công việc cần thiết để có thể giải quyết kịp thời mọi tình huống trong buổi tiệc.
7. Đi mua sắm
Mời bạn tham khảo những mẫu áo cưới và đồ dùng phụ trang trong phần "mua sắm" của chúng tôi để bạn có thêm ý tưởng chọn cho mình những bộ trang phục cưới hợp với mình trong ngày cưới. Sau đó bạn có thể thuê hoặc đặt may theo mẫu ở những dịch vụ gần nhất. Xin nhắc bạn trang phục cưới sẽ được giao sau một khoảng thời gian nhất định, vì vậy bạn nên luyện tập để giữ một thân hình vừa vặn với mẫu áo mình đã chọn.
8. Đặt những thứ căn bản trước : tiệc cưới, làm lễ, chụp hình, hoa, bánh cưới,...
9. Lập ngày đăng ký kết hôn.
1. Cùng đưa ra danh sách khách mời
Một buổi tiệc sẽ như thế nào nếu không có khách? Bạn luôn nhớ rằng rất nhiều người khách của bạn có vợ (chồng) hoặc người đặc biệt bên cạnh họ và bạn phải tính là hai người. Và tất nhiên mời càng nhiều khách thì chi phí đám cưới của bạn càng cao, vì thế bạn nên cân nhắc cho kỹ khi lập danh sách khách mời.
Lời khuyên cho kế hoạch thông minh là bạn nên chia ra hai cấp danh sách khách mời:
Danh sách A là cần thiết phải mời
Danh sách B là muốn mời thêm
Trước tiên bạn mời danh sách A trước, bạn nhớ nên làm sớm chuyện này. Sau đó nếu danh sách A có người không thể đi được thì bạn mời danh sách B, như vậy họ sẽ không cảm thấy là mình bị lãng quên.
2. Ngân sách của bạn:
Sự thật là tất cả các đám cưới đều rất tốn kém, và để xác định được chi phí thực sự của một đám cưới là rất khó. Để tránh lãng phí bạn nên tính toán một cách nghiêm túc! Trước khi tính toán chi tiết, bạn phải vạch ra được thứ tự ưu tiên của công việc chuẩn bị cho đám cưới. Khi bạn xác định được những thứ tự ưu tiên thì bạn sẽ dễ dàng tính chi phí hơn cho đám cưới của mình.
3. Quyển sổ lập kế hoạch:
Trong quyển sổ lập kế hoạch, bạn cần:
- Sơ lược những thông tin mà bạn thu thập được (địa chỉ các dịch vụ, giá tham khảo...)
- Danh sách khách mời
- Chọn người có thể làm phụ dâu, phụ rể , những người tiếp khách,...
- Các cách làm đẹp trước ngày cưới và trong ngày cưới (áo cưới cô dâu, trang phục chú rể, trang điểm,...)
- Các lễ nghi trong đám cưới
- Thực đơn trong tiệc cưới
- Hoa và phong cách trang trí trong ngày cưới
- Quà tặng
- Nhạc
- Các vấn đề có liên quan đến quay phim và chụp hình
- Phương tiện đi lại trong ngày cưới (thuê mướn ở đâu, chi phí là bao nhiêu?)
- Đưa ra những điều cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên
- Ước lượng trước những khoản tiền phải trả cho từng kế hoạch để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của mình.
4. Chọn ngày:
Quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới và nên chọn hai ngày khác nhau - điều đó rất quan trọng, nếu một ngày bạn chọn không sẵn sàng cho những dự định của mình thì bạn đành phải phải chọn ngày còn lại. Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem ngày được chọn đó có trùng vô ngày nghỉ lễ hoặc ngày đại hội lớn nào không, những ngày đó sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giao thông hoặc là bạn phải trả chi phí nhiều hơn cho nhà hàng và dịch vụ.
5. Địa điểm cưới:
Bạn nên chọn địa điểm cưới sao cho mọi người dễ tìm, nếu có thể bạn nên in rõ bản đồ đường tới địa điểm tổ chức cưới của bạn kèm theo thiệp mời.
6. Chọn tiệc cưới:
Nhờ bạn bè thân hoặc gia đình bạn là người chỉ dẫn chỗ cho khách mời trong tiệc cưới. Để bớt lo lắng, bạn nên giao nhiệm vụ cho từng người thân hoặc bạn bè những công việc cần thiết để có thể giải quyết kịp thời mọi tình huống trong buổi tiệc.
7. Đi mua sắm
Mời bạn tham khảo những mẫu áo cưới và đồ dùng phụ trang trong phần "mua sắm" của chúng tôi để bạn có thêm ý tưởng chọn cho mình những bộ trang phục cưới hợp với mình trong ngày cưới. Sau đó bạn có thể thuê hoặc đặt may theo mẫu ở những dịch vụ gần nhất. Xin nhắc bạn trang phục cưới sẽ được giao sau một khoảng thời gian nhất định, vì vậy bạn nên luyện tập để giữ một thân hình vừa vặn với mẫu áo mình đã chọn.
8. Đặt những thứ căn bản trước : tiệc cưới, làm lễ, chụp hình, hoa, bánh cưới,...
9. Lập ngày đăng ký kết hôn.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBài viết rất hay
ReplyDeleteMiss Nhung
Chuyên cung cấp, tư vấn và thiết kế Thiệp cưới handmade sáng tạo, độc đáo tại TP.HCM